Theo cuốn Tín ngưỡng Việt Nam của tác giả Lưu Ánh (do NXB Trẻ xuất bản và lưu hành), vật phẩm cúng mùng 1 Tết gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay là các món ăn ngày Tết được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm.
Ở miền Bắc, mâm cỗ truyền thống thường có 'bốn bát sáu đĩa', với nhà khá giả thì nhiều hơn (tám bát tám đĩa).
Các bát trên mâm cỗ gồm:
+ Một bát bóng nấu với chân tẩy và nước dùng gà (chân tẩy gồm có su hào, cà rốt được thái mỏng theo hình hoa).
+ Một bát miến nấu lòng gà.
+ Một bát măng khô ninh thịt lợn.
Các đĩa gồm có:
+ Đĩa gà luộc
+ Đĩa nem
+ Đĩa giò xào, giò lụa
+ Đĩa xôi gấc
+ Đĩa nộm
Thông thường, gà sẽ được làm từ chiều 30 Tết vì quan niệm dân gian kiêng sát sinh vào ngày đầu năm mới.
Cần lưu ý, theo phong tục truyền thống, khi cúng gia tiên, tiền vàng mã phải để nguyên và đốt nhang đèn suốt ba ngày Tết cho đến lễ hóa vàng.
Các bữa còn lại trong ba ngày Tết chỉ cần cúng bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo.
Đăng Dương
" alt=""/>Lễ cúng mồng 1 Tết Nguyên đán Canh Tý 2020Dưới đây là ý kiến của độc giả Nguyễn Thành Lập (Hà Nội)
Pédale tiếng Pháp là bàn đạp, mà phương tiện giao thông xe đạp ban đầu nhập khẩu từ nước Pháp và thịnh hành một thời ở Việt Nam, phải có nó (pédale).
Còn bây giờ, phương tiện giao thông đang ô tô hoá ở nước ta. Và trong ô tô cũng có 3 pédale (côn, phanh, ga)-đối với xe số sàn; hoặc đơn giản hơn là chỉ có 2 pédale (phanh, ga)-đối với xe số tự động.
Nếu người lái xe ô tô (hay còn gọi là người tài xế-với xe chở khách) đạp nhầm pédale phanh sang pédale ga sẽ rất nguy hiểm (nhất là đối với xe số tự động), và thường là gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Vậy vì sao khi lái xe, có người lại đạp nhầm pédale? Tôi cho rằng do 2 nguyên nhân:
Thứ nhất,người lái xe từ lúc đi học, thi-sát hạch, được cấp giấy phép lái xe (GPLX); đến khi lái xe lưu hành, có người vẫn chưa thành “phản xạ có điều kiện” trong những tình huống ngay lập tức phải đạp vào đúng pédale phanh.
Thứ hai, người lái xe còn chưa biết quan sát bao quát, phán đoán các tình huống sẽ có thể xảy ra trên đường, để chủ động thao tác xử lý. Thí dụ lái xe vào ngã tư nhỏ, không có đèn tín hiệu, về nguyên tắc người lái xe phải nhường đường phía bên phải. Song vẫn không loại trừ họ chẳng nhường, cho nên khi lái xe (vào ngã tư) thấy ngả đường bên trái đang có xe chạy tới, vẫn cần giảm tốc độ, đề phòng tình huống người lái xe ấy cứ lao tới thì mình sẽ chủ động đạp pédale phanh.
Để khắc phục 2 nguyên nhân nêu trên, ngay từ lúc học lái xe ô tô, các thầy giáo cũng cần chỉ rõ cho các học viên 3 pédale (côn, phanh, ga)-đối với xe số sàn và 2 pédale (phanh, ga)-đối với xe số tự động.
Không nên dùng các từ: “chân ga, chân phanh”. Bởi vì quy trình thao tác lái xe quy định chân trái người lái xe “đảm nhiệm” 1 pédale côn (xe số sàn). Còn chân phải “đảm nhiệm” 2 pédale: phanh và ga (bất kể số sàn, hay số tự động). Đồng nghĩa với chỉ có 1 chân phải “đảm nhiệm” 2 pédale. Thế nên dùng các từ: “chân phanh, chân ga” như lâu nay là không chính xác.
Đặc biệt, khi dạy lái xe đi trên đường trường, các thầy giáo nên tăng thêm các tình huống dừng xe đột xuất, để tập dần cho các học viên thành “phản xạ có điều kiện”.
Cụ thể xe đang chạy mà phải dừng lại khẩn cấp, lập tức chân phải của học viên đạp vào đúng pédale phanh. Rồi đến khi thi-sát hạch, được cấp GPLX lưu hành thực tế trên đường. “Trăm hay không bằng chân quen”, những người lái xe sẽ thành “phản xạ có điều kiện”-khi cần dừng xe (chân phải đạp đúng pédale phanh).
Kinh nghiệm đối với những người thực tế lái xe ô tô từ 1 vạn km an toàn trở lên, họ sẽ thành “phản xạ có điều kiện” rất tốt-khi phải dừng xe đột ngột. Họ rất nhớ vị trí pédale phanh và vị trí pédale ga, mà không hề phải nhìn xuống. Hiếm khi có chuyện đạp nhầm pédale phanh sang pédale ga. Chứ không câu nệ là người lái xe trẻ tuổi, hay người lái xe cao tuổi; hoặc người thâm niên 16 năm, hay người mới 6 năm được cấp GPLX dễ đạp nhầm pédale...
Riêng tôi hiện nay, coi việc lái xe ô tô như 1 môn thể thao và thật thoải mái mỗi khi có việc phải tự lái xe ra đường thành phố đông vui, hay đường cao tốc (nơi cho phép vận tốc 120 km/h). Kể cả những lúc bị tắc đường chẳng đi được, tôi thường chụp ảnh, hay nghe ca nhạc cho vui. Khi ngồi điều khiển xe tôi vẫn nhìn bao quát, phán đoán các tình huống có thể xảy ra trên đường, chủ động “nhả” pédale ga… và sẵn sàng đạp pédale phanh, để bảo đảm an toàn giao thông.
Độc giả Nguyễn Thành Lập (Hà Nội)
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhiều đại diện các bộ, ngành đã chia sẻ một số giải pháp với ngành VHTT&DL.
Từ góc độ chuyển đổi số, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chúc Bộ VHTT&DL sẽ xây dựng được nền tảng số của Bộ để người của ngành có sự đồng đều, làm việc đỡ vất vả, giảm rủi ro.
“Ngành TT&TT có thể giúp Bộ VHTT&DL xây dựng nền tảng số nhưng tri thức phải do ngành VHTT&DL cung cấp, chúng tôi không làm thay được. Đưa vào vận hành nền tảng làm việc số của ngành chính là chuyển đổi số ngành VHTT&DL", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, toàn ngành nhất thiết phải chuẩn bị đủ các điều kiện để đầu tư vào những công trình văn hoá lớn, mang tầm vóc của một dân tộc có nền văn hiến rực rỡ.
Theo Phó Thủ tướng, chúng ta đã nói rất nhiều về phát triển bền vững. Nếu không chú ý đến vấn đề văn hoá xã hội mà chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế thì có khi phải mất hàng thế hệ.
“Làm văn hoá như phù sa bồi đắp dần dần, không phải vấn đề cấp bách, cái tốt nhiều năm mới thấy rõ, cái xấu cũng nhiều năm sau mới bộc lộ và khi bộc lộ thì phải mất nhiều năm nữa, thậm chí cả thế hệ mới khắc phục được”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
“Chúng ta ngày hôm nay tự hào vì có một nền văn hiến rực rỡ mấy ngàn năm, đó là mồ hôi, là máu, nước mắt của cha ông. Chúng ta cần bồi đắp thêm trên nền tảng ấy cho thế hệ sau…", Phó Thủ tướng lưu ý.
" alt=""/>Cần có những công trình văn hóa mang tầm vóc